Thiên tai và những con số ám ảnh
Tỉnh Quảng Nam thường xuyên là địa bàn chịu ảnh hưởng bởi thiên tai cực đoan, diễn biến thất thường. Mỗi năm nơi đây lại có một số loại thiên tai điển hình chi phối.

(Nguồn: Báo Lao Động)

15/17

loại thiên tai có nguồn gốc khí tượng thiên văn đã hiện hữu tại tỉnh Quảng Nam*

*Gồm các loại thiên tai: Áp thấp nhiệt đới, bão, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở và sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, mưa đá.

(Nguồn: Báo Lao Động)

Huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là khu vực có địa hình núi cao trải dài, với 97% dân số là người dân tộc thiểu số. Năm 2020, Nam Trà My là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất do thiên tai của tỉnh Quảng Nam.

84 nhà dân bị sụp đổ, vùi lấp

718 nhà dân bị tốc mái

(Nguồn: Báo Lao Động)

Huyện Bắc Trà My cũng là một vùng núi khó khăn của tỉnh Quảng Nam, với 60% dân số toàn huyện là cộng đồng thiểu số. Nơi đây từng xảy ra những trận động đất đáng lo ngại, quanh năm chịu bão lũ và sạt lở đất liên miên.

73

là số người gặp nạn trong 2 vụ sạt lở kinh hoàng tại huyện Nam Trà My năm 2020

Dân làng buộc di dời vì sợ đá núi rơi đè

Không dễ gì thuyết phục một cộng đồng rời làng đến nơi khác.
Đối với người đồng bào, làng không chỉ là nơi ở, mà còn là đất thiêng.
Nhưng vì...

Tôi sợ lắm. Mấy ngày liền trời mưa to, gió giật. Ngồi trong nhà mà lúc lại nghe tiếng rầm rầm, tưởng như đất đá đã trùm lên nhà mình rồi. Chưa bao giờ mọi thứ trở nên ghê sợ đến thế."
Làng mất rồi. Núi lở, đất nứt hết rồi nên phải kiếm chỗ an toàn thôi. Nếu còn ở đó thì không ai giữ được mạng sống nữa.”

Dù sang làng mới,
điều kiện sinh hoạt kém vẫn là nỗi âu lo của người đồng bào...

Đối với bà con đồng bào thiểu số ở nông thôn và các huyện miền núi, nhà vệ sinh - hệ thống dẫn điện - nước sạch vẫn còn là những điều xa xỉ.

72%

là tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số không có nhà vệ sinh đạt chuẩn*

1/4

số hộ dân tộc thiểu số không được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh*

72% là tỷ lệ hộ dân tộc thiểu số không có nhà vệ sinh đạt chuẩn*
1/4 số hộ dân tộc thiểu số không được tiếp cận với nguồn nước hợp vệ sinh*

(*) Theo Số liệu điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015.

Hơn hết, những kiến trúc truyền thống của người đồng bào đang dần bị mai một, thay thế bằng các kiểu kiến trúc lai tạp, đánh mất đi bản sắc văn hóa vùng cao lâu đời ở Quảng Nam.

Dựng "Làng Hạnh Phúc",
xây cuộc sống mới

Dự án LÀNG HẠNH PHÚC được xây dựng với 4 mục tiêu chính:

Giảm thiểu tác
động của thiên tai

Nâng cao chất lượng
đời sống con người

Giữ gìn bản sắc
văn hóa của địa phương

Cải thiện và bảo vệ
môi trường
(sinh thái,
sinh hoạt, sản xuất, ...)

Địa bàn dự án

Làng Hạnh Phúc Nam Trà My

Làng Hạnh Phúc Nam Trà My

2019 - nay

Nóc Lâng Loan thuộc thôn 3, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam là khu vực tái định cư do thiên tai của hơn 75 hộ gia đình người Xơ Đăng di dời từ Nóc Măng Lâng qua.

Làng Hạnh Phúc Bắc Trà My

Làng Hạnh Phúc Bắc Trà My

2020 - nay

Nóc Ông Phong, Thôn 3, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam là ngôi làng tái định cư của hơn 50 hộ người Ca Dong (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) từng sinh sống tại Nóc Ông Hiến.

An toàn
Tiện nghi
Văn hóa bản địa
Chúng tôi dựng làng với tiêu chí AN TOÀN ưu tiên, gia tăng tính TIỆN NGHI nhưng vẫn giữ được linh hồn VĂN HÓA BẢN ĐỊA - dù là kiến trúc nhà ở, kho lúa, chuồng gà hay nhà vệ sinh.

3 hoạt động chính

Điều chỉnh
quy hoạch tổng thể

- Cảnh quan
- Hạ tầng cơ bản
- Giải pháp kiến trúc

Môi trường
- sinh thái

- Cải tạo cảnh quan
- Xây dựng mô hình sinh kế
- Thu gom và xử lý nước/rác thải

Kiến trúc
xây dựng

- Kiến trúc công trình
- Hạ tầng thiết yếu

Phương pháp CHUNG TAY giữa các kiến trúc sư
- cộng đồng hưởng lợi - chính quyền địa phương
là yếu tố xuyên suốt cho sự thành công của
dự án Làng Hạnh Phúc.

Kiến trúc sư

Nghiên cứu, tham khảo tài liệu
Khảo sát nhu cầu, sở thích của bà con
Triển khai và giám sát dự án

Cộng đồng hưởng lợi

Đồng hành và đóng góp ý tưởng
Tham gia vào quá trình xây dựng

Chính quyền địa phương

Thống nhất ý kiến, phối hợp xây dựng
Tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ dự án

Tái dựng mô hình

“HIÊU QUẬT”*

- nhà cộng đồng
của người Xơ Đăng

“Hiêu Quật” là công trình quan trọng của Làng Hạnh Phúc Nam Trà My, được các kiến trúc sư Nhà Chống Lũ dày công nghiên cứu, khảo sát văn hóa của người Xơ Đăng nhằm gìn giữ và phát huy các nét đặc sắc từ xưa đến nay.

"Hiêu" trong tiếng Xơ Đăng nghĩa là "nhà", "quật" nghĩa là "chỗ cúng trong nhà cúng".

“Và bây giờ, “Quật” đã hoàn thành, sắp tới cả làng sẽ cùng dựng máng nước, cùng làm đường, cùng làm chung nhiều công trình CỦA CHÚNG TA nữa. Hãy cùng sưu tầm lại văn hóa bản địa, rồi cùng nhau lưu giữ!”

- Trích ghi chép của cán bộ dự án Làng Hạnh Phúc Nam Trà My

Đến nay, Làng Hạnh Phúc
đã đạt được:

*Tính đến đầu năm 2023

Hỗ trợ

120+

hộ gia đình

ở hai ngôi làng tái định cư.

Xây dựng

15 cụm

vệ sinh chung

cho hơn 75 hộ dân tại Nóc Lâng Loan (Nam Trà My).

Lắp đặt

8+

hệ thống đèn năng lượng mặt trời

thắp sáng cho hơn 50 hộ gia đình tại Nóc Ông Phong (Bắc Trà My).

Xây dựng

xm

đường nhánh cấp 2

(Nam Trà My)

Xây dựng

AB

Hệ thống chống sét

(Nam và Bắc Trà My)

Cải tạo

cảnh quan

bằng cách trồng cây ăn trái và cây kiểng (Bắc Trà My).

Giải thưởng

"Dự án chung tay của năm"

tại Lễ trao giải Ashui Awards 2021.

Người dựng làng
nói gì?

Anh Lương Văn Hùng
Anh Đinh Bá Vinh

Chuyện
nhà Lũ

Đổi rác lấy sữa

Một hoạt động nhặt rác - đổi quà diễn ra vào cuối tuần với sự tham gia của các “chiến sĩ nhí” tại Làng Hạnh Phúc Nam Trà My, nhằm giữ bản làng mới dựng luôn sạch đẹp, văn minh và giàu ý thức.

"Ồ, vòi sen tóe nước như trên tivi kìa!"

Bà con ở Làng Lâng Loan lần đầu thấy vòi hoa sen, ai nấy cũng đều xuýt xoa với dụng cụ tắm rửa mà trước giờ họ chỉ được thấy qua tivi.

Duy trì từ năm 2019 đến nay, vào mỗi thứ Bảy hằng tuần, nếu trời không mưa thì các em học sinh Xơ Đăng từ 03 - 13 tuổi sẽ được tổ chức hoạt động nhặt rác xung quanh nhà ở và dọc theo những con đường làng ở Nam Trà My. Trời mưa thì mỗi bé được cấp một đôi ủng cao su nhỏ xinh, giữ ấm bàn chân trên những cung đường lầy lội và miệt mài công cuộc nhặt rác.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các em vệ sinh chân tay, đến quầy “Đổi rác lấy sữa” và nhận phần thưởng cho các hành động ý nghĩa của mình. Vừa mải mê uống sữa, các em tíu tít hỏi về buổi nhặt rác tiếp theo, làm các anh cán bộ dự án vui lây cả ngày.

Các cụm nhà vệ sinh được xây dựng cho nhóm 3-5 hộ gia đình, có khung gỗ, lợp mái lá, có nhà xí bệt, bể phốt và có cả vòi hoa sen. Hệ thống cấp nước và hệ thống ống nước thải cũng được lắp đặt cho từng cụm. Người dân trong làng từ lúc có nhà vệ sinh đã bắt đầu làm quen với nếp sinh hoạt mới: sạch sẽ hơn, an toàn hơn.

Anh Đinh Bá Vinh - một kiến trúc sư nơi phố thị Đồng Hới sau khi cùng đội công tác và dân làng chung sức dựng lên thì mỗi ngày đều gương mẫu đi cọ rửa nhà vệ sinh. Lần nào bật vòi sen xoè tán nước thì cả làng cũng đều ồ lên ngạc nhiên, “Ôi như trên cái tivi kìa!”.

Chung tay "xây" hạnh phúc

Chúng tôi sẽ không thể thực hiện được dự án nếu thiếu đi sự chung tay, đóng góp của cộng đồng và các đơn vị đồng hành.
Tân Á Đại Thành

Tân Á Đại Thành

Trao tặng 25 bồn nhựa chứa nước, giúp bà con ở Nam Trà My và Bắc Trà My chủ động trữ nước sinh hoạt trong mùa khô, vượt qua khó khăn sau thiên tai, bão lũ.

Tìm hiểu thêm

Le Meridien Saigon

Le Meridien Saigon

Nhà tài trợ địa điểm cho sự kiện “Dựng Làng Hạnh Phúc”, nơi diễn ra hoạt động đấu giá các tác phẩm nghệ thuật với số tiền gây quỹ lên đến 2.1 tỷ đồng (tương đương 70 căn nhà được xây).

Tìm hiểu thêm

Vì những ngôi làng hạnh phúc đầy ắp nụ cười...

Cùng Nhà Chống Lũ góp gạch và dựng xây Làng Hạnh Phúc.

12.000+

người đã đóng góp

còn bạn thì sao?

Xem thêm các dự án khác