Các địa điểm bị lũ lụt ở Việt Nam

Các địa điểm
bị lũ lụt ở Việt Nam

10 - 15
là số cơn bão và lũ lụt trung bình Việt Nam phải hứng chịu mỗi năm.
4.13 triệu
là số người bị ảnh hưởng bởi 14 cơn bão và lũ lụt xảy ra trong năm 2013 - cao nhất trong vòng 10 năm.

“Lũ chồng lũ, bão chồng bão”

Thong ke

Trận lũ lịch sử năm 2020 ở miền Trung Việt Nam do 9 cơn bão lớn2 cơn áp thấp nhiệt đới khiến:

1531

ngôi nhà bị sập

239.340

ngôi nhà bị hư hại, tốc mái

>473.450

ngôi nhà bị ngập nước.

Xây "Nhà An Toàn",
kiên cường chống lũ

Người nghèo là nhóm người dễ bị tổn thương nhất khi đối mặt với thiên tai, bởi họ thiếu các nguồn lực để tự phục hồi.

Dự án NHÀ AN TOÀN ra đời với 4 hoạt động chính:

Phối hợp với người hưởng lợi, chính quyền địa phương thiết kế, giám sát và xây dựng nhà an toàn;
Liên kết nhiều nguồn lực khác nhau để hỗ trợ người dân;
Hỗ trợ một phần kinh phí xây nhà, hộ dân đối ứng nhân công và phần còn lại (hiện kim, vật liệu xây dựng,...);
Nghiên cứu và ứng dụng các mô hình nhà thích ứng với từng loại thiên tai.

“Bà con đều mong muốn gắn bó với mảnh đất quê hương, họ không muốn rời đi. Vậy thì, mình sẽ xây lại các ngôi nhà đã sập cho họ. Những ngôi nhà có khả năng chống lũ, chống bão.”

- Chị Phạm Thị Hương Giang (Jang Kều),
Chủ tịch Hội đồng Sáng lập Quỹ Sống.

9 mô hình Nhà An Toàn
đã được thiết kế

để phù hợp với
các loại hình thiên tai
của từng khu vực.

9 mô hình Nhà An Toàn đã được thiết kế để
phù hợp với các loại hình
thiên tai của từng khu vực.

Từ Cộng đồng hưởng lợi đến Cộng đồng chủ động

Chúng tôi cụ thể hóa tinh thần chung tay trong dự án Nhà An Toàn thông qua phương pháp Co-Design (Thiết kế cùng cộng đồng), cho phép người thụ hưởng cùng các bên hỗ trợ chủ động đưa ra sáng kiến trong việc xây dựng và giải quyết vấn đề.

Người thụ hưởng

“Chuyên gia” về trải nghiệm của chính họ và trở thành trung tâm của quy trình thiết kế.

Nhà Chống Lũ

“Người truyền cảm hứng” để hướng dẫn và cung cấp các công cụ hỗ trợ cho người thụ hưởng.

Theo đó, từng căn nhà an toàn được các kiến trúc sư của Sống tỉ mỉ thiết kế, dựa theo nhu cầu, sở thích và thói quen sinh hoạt của chủ hộ. Giải pháp "cùng" thay vì "cho" là cách chúng tôi trao quyền cho người hưởng lợi tinh thần chủ động tạo dựng cuộc sống mới của chính họ.

Không chỉ có nhà an toàn trong suốt mùa mưa bão, mà hộ dân còn tăng cường sự tự tin, tự tôn và tự hào khi hoàn thành mỗi căn nhà.

Đến nay, "Nhà An Toàn"
đã đạt được:

10
năm

là số năm Sống triển khai dự án Nhà An Toàn, kể từ năm 2013.

11
tỉnh thành

là số các địa bàn Sống tích cực hoạt động và triển khai dự án tại Việt Nam.

1203
căn nhà

là số Nhà An Toàn dự án đã hỗ trợ xây dựng và cải tạo thành công (tính đến tháng 6 năm 2023).

Người xây nhà
nói gì?

Bạn Võ Quỳnh Trâm

Nhà An Toàn

2013 - nay
Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam

Từ Bắc chí Nam, dự án đã và đang triển khai tại các tỉnh thành thường xuyên là trọng điểm của bão lũ.

Chuyện
nhà lũ

Nhà An Toàn Miền Trung - Quảng Trị

Làm chủ tương lai với ngôi nhà đặc biệt

Các kiến trúc sư Nhà Chống Lũ (NCL) đã quan sát tỉ mỉ khoảng cách nhấc chân khỏi mặt đất của vợ chồng tôi để thiết kế các bậc thang với độ cao phù hợp, thuận tiện cho việc đi lại.

Anh P.V.V (xã Hải Định, tỉnh Quảng Trị) là người khuyết tật vận động phần chân nên đi lại gặp nhiều khó khăn. Hai vợ chồng sinh sống ở vùng thấp trũng, ngập sâu và mùa lũ, trong căn nhà cấp 4 chưa trát vữa, còn trơ từng lằn gạch.

Thấu hiểu nhu cầu sinh hoạt của chủ nhà, các kiến trúc sư NCL đã quan sát tỉ mỉ khoảng cách nhấc chân khỏi mặt đất của vợ chồng anh V.

Với khoảng cách nhấc chân nhỏ hơn 17cm, bậc thang sẽ được xây với chiều cao 15cm, độ rộng 30cm để thuận tiện hơn cho anh chị khi di chuyển lên xuống. Tay vịn cầu thang sử dụng thanh thép hộp 2x4, độ rộng 4cm và chạy dọc theo lan can với mục đích làm điểm tựa, giữ thăng bằng cho đôi vợ chồng.

Ngoài ra, cửa sổ thoát hiểm cũng được xây cách mặt sàn 45cm, bố trí giường ngủ bên cạnh cửa sổ để gia đình dễ dàng tiếp cận đoàn cứu hộ, cứu nạn khi có lũ lớn.

Nhà An Toàn Miền Tây - Đồng Tháp

“Nhà tao đẹp không bây?”

Nhìn căn nhà mơ ước dần được anh em Nhà Chống Lũ hoàn thiện, tôi tự hào khoe với bà con mỗi khi họ ghé quán nước. Thế là kịp dọn vô nhà mới để đón Tết năm nay rồi!

Cô L. (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) kể khi dỡ nhà để làm nhà mới, "các miếng tấm gỗ bị mối ăn hết trơn, không tấm nào xài được".

Trong quá trình gần hoàn thiện thi công, cô L. mừng rỡ khoe nhà xây kịp đón Tết. "Cứ dòm ngó nhà hoài à con ơi. May các anh thợ làm mau, 19 này cô dọn vô nhà mới kịp năm nay đón Tết".

Với những ai ghé thăm quán nước, cô nở nụ cười tươi tắn, hồ hởi với chất giọng miền Tây chân chất, hỏi về ngôi nhà sắp sửa xây xong của mình: "Con thấy nhà cô sao? Đẹp không con?" - "Dạ vâng. Nhà mình đẹp lắm cô ạ".

Nhà An Toàn Miền Trung - Huế

“Khi mô đoan vê lai ngay cât nha anh lôc mưng pua bơ khoc luôn”

Tạm dịch là: Khi nào đoàn về lại? Ngày cất nhà, anh Lập (chồng tôi) mừng quá nên khóc luôn. Vợ chồng tôi quá xúc động khi nhận nhà, vội nhắn tin cho các cán bộ Nhà Chống Lũ chung vui.

Nhà chị H. (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là nhà cấp bốn lợp ngói đã xuống cấp, với đôi bờ tường rạn nứt sau mùa mưa bão. Hai vợ chồng cùng các con và người mẹ già đã sinh sống trong căn nhà ấy mấy chục năm qua.

Khi cán bộ dự án đến giám sát tiến độ thi công, chị H. hay hỏi han và tỉ tê, “Chị vui lắm, không ai nghĩ hai vợ chồng có thể xây lên được cái nhà cho đàng hoàng mà ở như ri…”

Nhà hiện đã hoàn thiện và được nghiệm thu vào đầu tháng 6/2021. Sau này, khi đoàn dự án về khảo sát các hộ dân xung quanh xóm nhà chị, chị H. vẫn niềm nở chào mọi người với nụ cười rạng rỡ ấy. Mỗi lần vậy, anh em NCL cảm giác như được gặp lại một người bạn, gặp lại một người nhà của mình vậy.

Anh P.V.V (xã Hải Định, tỉnh Quảng Trị) là người khuyết tật vận động phần chân nên đi lại gặp nhiều khó khăn. Hai vợ chồng sinh sống ở vùng thấp trũng, ngập sâu và mùa lũ, trong căn nhà cấp 4 chưa trát vữa, còn trơ từng lằn gạch.

Thấu hiểu nhu cầu sinh hoạt của chủ nhà, các kiến trúc sư NCL đã quan sát tỉ mỉ khoảng cách nhấc chân khỏi mặt đất của vợ chồng anh V.

Với khoảng cách nhấc chân nhỏ hơn 17cm, bậc thang sẽ được xây với chiều cao 15cm, độ rộng 30cm để thuận tiện hơn cho anh chị khi di chuyển lên xuống. Tay vịn cầu thang sử dụng thanh thép hộp 2x4, độ rộng 4cm và chạy dọc theo lan can với mục đích làm điểm tựa, giữ thăng bằng cho đôi vợ chồng.

Ngoài ra, cửa sổ thoát hiểm cũng được xây cách mặt sàn 45cm, bố trí giường ngủ bên cạnh cửa sổ để gia đình dễ dàng tiếp cận đoàn cứu hộ, cứu nạn khi có lũ lớn.

Cô L. (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) kể khi dỡ nhà để làm nhà mới, "các miếng tấm gỗ bị mối ăn hết trơn, không tấm nào xài được".

Trong quá trình gần hoàn thiện thi công, cô L. mừng rỡ khoe nhà xây kịp đón Tết. "Cứ dòm ngó nhà hoài à con ơi. May các anh thợ làm mau, 19 này cô dọn vô nhà mới kịp năm nay đón Tết".

Với những ai ghé thăm quán nước, cô nở nụ cười tươi tắn, hồ hởi với chất giọng miền Tây chân chất, hỏi về ngôi nhà sắp sửa xây xong của mình: "Con thấy nhà cô sao? Đẹp không con?" - "Dạ vâng. Nhà mình đẹp lắm cô ạ".

Nhà chị H. (huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) là nhà cấp bốn lợp ngói đã xuống cấp, với đôi bờ tường rạn nứt sau mùa mưa bão. Hai vợ chồng cùng các con và người mẹ già đã sinh sống trong căn nhà ấy mấy chục năm qua.

Khi cán bộ dự án đến giám sát tiến độ thi công, chị H. hay hỏi han và tỉ tê, “Chị vui lắm, không ai nghĩ hai vợ chồng có thể xây lên được cái nhà cho đàng hoàng mà ở như ri…”

Nhà hiện đã hoàn thiện và được nghiệm thu vào đầu tháng 6/2021. Sau này, khi đoàn dự án về khảo sát các hộ dân xung quanh xóm nhà chị, chị H. vẫn niềm nở chào mọi người với nụ cười rạng rỡ ấy. Mỗi lần vậy, anh em NCL cảm giác như được gặp lại một người bạn, gặp lại một người nhà của mình vậy.

Vì những

ngôi Nhà An Toàn

trước mùa lũ...

Chúng tôi sẽ không thể thực hiện được dự án nếu thiếu đi sự chung tay, đóng góp của cộng đồng và các đơn vị đồng hành.

Realbox

Gây quỹ trên nền tảng blockchain với các sản phẩm là NFT, ưu tiên hỗ trợ 10 căn nhà cho dự án Nhà An Toàn Đồng Tháp.

Tìm hiểu thêm

Mũi Né Marathon

Toàn bộ số tiền thu được từ việc đăng ký tham dự giải chạy Marathon sẽ đóng góp cho các dự án của chương trình Nhà Chống Lũ.

Tìm hiểu thêm

KPMG

KPMG Việt Nam đóng góp 200 triệu đồng cho các hoạt động xây Nhà An Toàn tại địa bàn lũ lụt miền Trung.

Tìm hiểu thêm

Để xây được 1 căn nhà, chúng tôi cần(*):

(*) Chi phí hỗ trợ cho 1 hộ dân, chưa bao gồm chi phí nhân sự triển khai, truyền thông và giám sát.
Phần còn lại, người dân đối ứng.

40 - 47 triệu

cho nhà cải tạo
(Không gồm VAT)

55 - 62 triệu

cho nhà xây mới
(Không gồm VAT)

Vì một Việt Nam không ngại lũ...

Cùng Nhà Chống Lũ góp gạch và dựng xây Nhà An Toàn.

12.000+

người đã đóng góp,

còn bạn thì sao?

Xem thêm các dự án khác